#uvu #ungthuvu #dinhduong
Sau khi chẩn đoán ung thư vú, người bệnh có xu hướng sẽ đánh giá lại quá trình thực hành dinh dưỡng và sức khỏe của họ. Hầu hết phụ nữ tin rằng họ phải thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo kết quả tốt sau mổ ung thư vú. Vậy ung thư vú ăn gì?
Theo thống kê, ung thư vú là một trong những ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, theo GLOBOCAN 2018, có tổng 15.229 ca mắc ung thư vú, chiếm 20,6% ca mắc ung thư ở nữ giới. Dinh dưỡng ung thư vú cần tuân theo các nguyên tắc, tuy nhiên để thay đổi khẩu vị, giúp người bệnh cảm thấy ngon miệng hơn mà không ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sức khỏe, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra một số lời khuyên về lựa chọn thực phẩm cho người bệnh sau mổ ung thư vú. Cụ thể:
Thực phẩm nên dùng sau mổ ung thư vú:
Protein: Các loại thịt nạc, cá, trứng, sữa, tôm…
Glucid: Gạo, miến, bún, bánh phở, các loại khoai củ…
Lipid: Các loại dầu thực vật có trong danh mục dinh dưỡng ung thư vú bao gồm Dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng…
Người bệnh nên nhiều rau xanh, quả chín, rau quả nhiều chất xơ. Mỗi ngày nên ăn 400-500g rau; 200-400g quả chín. Nên lựa chọn nhiều rau họ cải: bông cải xanh, cải bắp, súp lơ…
Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá hồi, dầu Oliu…trong thực đơn dinh dưỡng ung thư vú hàng ngày.
Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin E, C, A, Selen có khả năng chống oxy hóa như: cà rốt, cà chua, rau ngót, rau muống…nên có trong thực đơn dinh dưỡng ung thư vú hàng ngày.
Người bệnh sau mổ ung thư vú cần ăn uống đầy đủ, cân đối, hợp lý.
Thực phẩm hạn chế dùng sau mổ ung thư vú:
Người bệnh hóa trị liệu điều trị ung thư vú nên hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều acid béo no như: các món thịt nướng, thịt hun khói, các món xào, rán, quay…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế dùng các thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn như đồ hộp, thịt nguội,…
Thực phẩm không nên dùng sau mổ ung thư vú:
Những thực phẩm người bệnh sau mổ ung thư vú không nên dùng là các loại dầu mỡ rán đi rán lại nhiều lần, các loại thức ăn bị nấm mốc như: lạc mốc, hạt bí, hạt dưa rang sẵn bị mốc… Ngoài ra, người bệnh cần kiêng tuyệt đối các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…
Dựa vào các thực đơn dinh dưỡng ung thư vú kể trên, người bệnh cũng như người nhà chăm sóc có thể thay đổi các loại thực phẩm cũng như cách chế biến để đảm bảo người bệnh cảm thấy ngon miệng hơn. Điều trị bệnh ung thư là một quá trình lâu dài đòi hỏi người bệnh có một sức khỏe tốt, do đó một chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng là rất quan trọng giúp nâng cao sức khỏe, chất lượng sống cho cũng như tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư vú.
Trong tháng 4 &5/2021, khi có nhu cầu khám các bệnh lý tuyến vú tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách hàng sẽ được hưởng ưu đãi kép:
– Miễn phí khám và giảm giá 50% gói sàng lọc ung thư vú:
+ Gói sàng lọc Ung thư vú – nguy cơ trung bình, cho người dưới 40 tuổi
+ Gói sàng lọc Ung thư vú – nguy cơ trung bình, cho người từ 40 tuổi trở lên
+ Gói sàng lọc Ung thư vú – nguy cơ cao cho người dưới 30 tuổi
+ Gói sàng lọc Ung thư vú – nguy cơ cao cho người từ 30 tuổi trở lên
– Nếu có chỉ định điều trị bằng phương pháp Phẫu thuật, xạ trị, nội khoa, khách hàng sẽ tiếp tục được hưởng trợ giá 50% chi phí chữa bệnh.
Chương trình được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Lưu ý:
– Chương trình chỉ áp dụng đối với khách hàng lần đầu điều trị ung thư vú bằng các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, nội khoa tại Vinmec
– Chương trình trợ giá không bao gồm: Chi phí ăn ở, đi lại; phí tái khám; các xét nghiệm/chụp chiếu chuyên sâu được chỉ định (nếu có) trước khi nhập viện điều trị và tái khám sau khi ra viện.
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage:
Website:
Hệ thống bệnh viện:
————————
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Nguồn: https://bikerclub.vn/biker-club/
Xem thêm: https://bikerclub.vn/suc-khoe/suc-khoe-dinh-duong/